|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Theo dòng lịch sử và dẫn từ sách Địa chi Hà Bắc, địa danh Tổ Rồng (thuộc Hương Lạc) là tên gọi nôm của Yên Lạc- thường gọi là Hàm Lạc, nhất xã tứ thôn gồm: (1)Phú quang thôn (Làng kiễm ngày nay); (2) Hoàng Giáp thôn (Làng Vàng ngày nay); (3) Hà Tối thôn (Làng Tự ngày nay); (4) Hoa Huyện Thôn (Làng chùa ngày nay).

Hàm Lạc là một xã lớn nằm trong địa bàn Tổng Cần Dinh, tên gọi từ thời Trần, ngoài xã Hàm Lạc, Tổng Cần Dinh còn có các xã khác như: (1)  Xã Cần Dinh, tên gọi từ thời Trần, ngoài xã Hàm lạc, Tổng cần Dinh còn có các xã:

          - Xã Cần Dinh có các thôn Dù Má, Kép (Kép thuộc xã Hương Sơn ngày nay).

          - Xã  Tiêu Nhược có Làng Ngang (Nhất xã- nhất thôn), Làng Ngang nằm ở địa phận Sân bay Kép, ngày nay không còn nữa.

          - Xã Yên Lại (là địa phận xã Yên Mỹ ngày nay).

          - Xã Tiên Lệ, có các xóm Đồng Cẩy, Khôn  Dầu, Nà Hoa (là địa phận xã Hương Sơn ngày nay).

          Đất Tổ Rồng không những mang vẻ đẹp của thế đất quê ta, mà Tổ Rồng còn mang theo nhiều truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc. Từ thủa khai thiên, lập địa, ngàn núi Bảo Đài bên Lục Nam đã dải tới quê ta những dải đồi kế tiếp nhau, mấp mô gợi sóng. Chuyện xưa kể rằng, đó là chín chú Rồng con quây quần bên Rồng mẹ tạo sơn thành Tổ Rồng. Nếu lên đồi Rồng Đình là nơi Rồng mẹ nghỉ, phóng tầm mắt thưởng thức vẻ đẹp quê hương, quả là thấy hình dáng của một Tổ Rồng uốn khúc, ta sẽ thấy hòn ngọc và 2 mắt của Rồng mẹ. Hòn ngọc quý đó có tên là Non Chang, nơi đặt Nghĩa trang Liệt sỹ bây giờ, đó là mảnh đất đẹp nhất dành cho những người có công lớn trong sự nghiệp gìn giữ Tổ quốc, 2 mắt của Rồng mẹ là 2 cái giếng, đó là: Giếng Bò Chặng và Giếng Cầu Vàng, mãi mãi tạo sinh nguồn nước cho đời.

          Hàm lạc còn gợi nhớ cho ta về cội nguồn Dân tộc, luôn nhớ về xứ sở quê hương, người xưa giải thích rằng: “Hàm” tức là Hàm rồng, “Lạc” là Lạc Long Quân, Hàm Lạc là quê hương của con Rồng, cháu Tiên

          Hương Lạc có nhiều địa danh cổ như: Non Ngô (Còn gọi là Bãi Má Ngô), Má Voi, Đầu Ngựa, Bãi Trạm, Đấu Đong Người, Đồng Nin, Ao Pheo, Cửa Ảnh, để ghi nhận nơi đây xưa là một vùng đất hoang dã, thưa người. Từng điểm địa danh được gọi theo một sự tích, gợi nhớ về một truyền thuyết trong lịch sử. Cụ thể như:

          Bãi Bía (ở cửa Làng Gai), Làng Má, là nơi dựng nhiều bia đá để ghi lại các sự tích của địa phương.

          Bãi Má Ngô (còn gọi là Non Sỏi) là nơi tổ tiên ta đánh nhau với giặc Mã Viện (Năm 42 SCN), giặc chết nhiều xác chết chất thành gò, thành bãi.

          Má Voi Đầu Ngựa, Bãi Trạm là nơi ta đánh thắng quân Minh ở đầu thế kỷ thứ XV, đất khu này thuộc Làng Má, là nơi có thế đất đẹp như voi phục, ngựa chầu, đẹp như tên gọi cổ xưa: Làng Kim  Lộng, cách Kim Lộng không xa, còn có làng Kim Sơn (tức Núi Rồng) và làng Kim Đĩnh (tức trại Bắp ngày nay). Cuối năm 1406, thời phong kiến nhà Minh (Trung Quốc) sang xâm lược nước ta, trong xuốt 20 năm đô hộ, quân Minh đã gây cho dân ta cực khổ trăm bề. Tại Lam Sơn (Thanh Hoá), Lê lợi đã cầm quân khởi nghĩa, sau khi giải phóng vùng Thanh Hoá- Nghệ An, tháng 9/1426, Lê Lợi kéo quân ra Bắc, quyết tâm quét sạch giặc Minh ra ngoài bờ cõi. Tháng giêng năm 1427, Nhà Minh điều thêm viện binh sang nước ta, đạo quân thứ nhất do Liễu Thăng chỉ huy, kéo vào nước ta theo đường Quảng Tây, trận đầu tiên ta đón đánh chúng tại Chi Lăng, Liễu Thăng bị quân ta đâm chết tại trận, phó tổng binh Lương Minh lên thay, kéo quân xuống vùng Cần Trạm (tức vùng Cần Dinh), tiếp tục bị nghĩa quân ta đón đánh, bị tiêu diệt tới 3 vạn quân, tướng Lương Minh cũng chúng phi lao mà chết. Tàn quân Minh cố sức kéo xuống Hố Cát (Khu vực thị trấn Vôi bây giờ), rồi tới Xương Giang (khu vực thị xã Bắc Giang), tiếp tục bị đánh thua đau, đặc biệt là chiến trận Xương Giang đã đập tan toàn bộ đạo quân viện binh thứ nhất của Liễu Thăng và cũng là trận quyết chiến góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống giặc Minh (vào tháng 11/1427). Đạo quân thứ 2 do Mộc Thạch kéo vào bằng đường Vân Nam hoảng sợ bỏ chạy về nước.

          Nghè Trận (còn có tên là Nghè Pháo) và Nghè Cao Đều ở trên quả đồi cao phía bắc làng Kim Lộng, cũng là nơi ghi dấu chiến công thắng giặc ngoại xâm. Trong Nghè Cao có một bệ thờ đặt một cỗ ngai và một Nồi Hương thờ một vị thần có tên là Trần Công Ứng Quý Công Đại Vương, vào ngày 09/1 và 18/8 hằng năm, dân làng mở hội, rước Nồi Hương về đình (cạnh Chùa Dù) tổ chức tế lễ, đánh vật thể hiện tinh thần thượng võ, buổi chiều rước Nồi Hương hoàn cung về Nghè Cao, ngày hội này vui lắm nên dân gian thường nhắc nhau: “Ai muốn xem hội xuống đình làng Gai”, tức là làng Má ngày nay.

          Rừng Ông đội Cầu (ở phía bắc Nghĩa trang Liệt sỹ ngày nay), Ông Cầu là người họ Vũ, ngày ấy quê ta có một người họ Phan được giữ chức tri huyện cho theo hầu, thấy viên tri huyện hay hà hiếp dân chúng, Ông Cầu đã giết chết tên quan vô lại ấy và sang Yên thế nhập vào nghĩa quân của Đề Thám. Ông Cầu có một số công lao lên được gọi là Ông Đội, để ghi nhớ công ơn của Đội Cầu, dân Hàm Lạc đã đặt tên ông cho một khu rừng cây xanh nơi đây, mãi mai gieo tên thành một bản nhạc nâng liu giấc ngủ ngàn thu của một nghĩa sĩ.

          Ao Pheo là nơi xưa có một con trăn lớn, lớn đến mức nó có thể nuốt chửng một con Dê. Chỉ một cái vặn mình, con trăn ấy làm nát mấy mẫu lúa, mầu, muốn giết nó phải lập mẹo, lấy 100 quả trứng, rút ruột trứng ra, thay vào ruột trứng là vôi bột, con trăn thấy mồi, liền nuốt cả “100 quả trứng vôi”, khát nước, trăn tìm xuống uống nước ao, vôi trong bụng nở ra mà chết.

          Cửa Ảnh (Cạnh Nghĩa trang Liệt sỹ bây giờ) nằm trên đường quan triều, ngày xưa có một đường mòn, chạy từ Vôi lên qua làng Tự, vòng sang Tân Thanh, về Trại Nội, lên Dinh Mè (An Hà), rồi đi từ Dĩnh Từ ( bênYên Thế), dọc đường quan triều thường có những bãi trạm, trước khi đến Cửa Ảnh (Thuộc địa phận Tổ Rồng) còn có dền Hạ Mã, nay không còn di tích, cả tướng và quân đều phải xuống ngựa để vào Cửa Ảnh làm thủ tục kiểm tra. Triều đường quan triều thuộc khu vực Trại Nội, có Đồng Nin của một ông quan án, gần Cầu Nội nối sang đất Tân Thanh, nay đoạn đường nay khôn còn đia, lại nữa, nhưng còn thấy 2 bên mố cầu đắp bằng đất cứng.

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9,374
Tổng số trong ngày: 50
Tổng số trong tuần: 351
Tổng số trong tháng: 683
Tổng số trong năm: 3,943
Tổng số truy cập: 13,961