|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết

Trải qua nhiều thế hệ đã khai phá, lập nghiệp. Đất Tổ Rồng, từ hoang sơ nghèo đói xưa kia, đến nay thành một vùng quê đông vui trù phú. Tổ Rồng không chỉ giầu chiến công mà đã sớm có một nền văn hóa khá lâu đời. Đó là một hệ thống đình, chùa, nghè. Hầu như làng nào cũng có, gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt là đạo Phật của dân Hàm Lạc. Nhưng do chiến tranh tàn phá, hiện nay chỉ còn giữ lại một phần rất ít; chủ yếu là các chùa thờ phật. Tuy nhiên, truyền thống đó vẫn được ghi lại, truyền miệng cho đến ngày nay. Trong dân gian của vùng bắc Lạng Giang, nhiều người biết đến câu:

Lắm bụt chùa Hà (xã An hà). Lắm ma chùa Hấu (xã Tân Thịnh)

Lắm sấu chùa Heo (xã Nghĩa Hoà).

Lắm beo chùa Dù (tức chùa Kim Lộng).

Chùa Kim Lộng, xưa là một ngôi chùa rất lớn, ở thôn Dù Má. Xung quanh Dù Má là rừng rậm, nhiều cây to. Beo về ở thành bầy, thành ổ. Cách chùa Dù chừng 50 mét về phía trước, còn có một ngôi đình lớn thờ Đức Trần Biêu đại vương, làm Thành Hoàng. Cạnh đình có một ngôi nghè, thờ Yết Kiêu đại vương. (Chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945 chùa Dù là nơi in truyền đơn - bàn in làm bằng đất để phục vụ cho công cuộc kháng Nhật cứu nước).

làng Kiễm, cũng một khu đình, chùa, nghè liên hoàn, tạo dựng lên khu đất đẹp, có hình con chim phượng hoàng. Chùa làng Kiễm có tên chữ là Quang Sơn tự, không rõ niên đại xây dựng, trải qua thời gian, đến nay đang bị xuống cấp. Phần chùa còn lại, cũng phần được tu tạo vào năm 1940. Trong khu vực chùa, còn lại một tấm bia hậu “Kỹ thạch bia ký”, làm bằng đá đỏ khắc tên những người góp ruộng, góp tiền cho chùa. Vào đời “Thành Thái thập bát niên, ngày mồng hai tháng Sáu” (thời vua Thành Thái từ năm 1889 đến năm 1906. Thành Thái thập bát niên năm 1906 - nhà Nguyễn).

 

Chùa làng Chùa, còn gọi là chùa Hoa Huyện (chính là chùa Đại Lại ngày nay) còn lại phần hậu cung thờ phật và 5 gian tiền tế cũng là phần tu tạo năm 1940. Tại đây không còn một loại văn tự nào để xác định tên chùa và niên đại xây dựng. Làng Chùa cũng có đình, thờ Quý Minh đại vương, Dực bảo thượng đẳng thần.

Chùa Dầm ở Trại Nội có tên chữ là: Hưng Long tự, đã được làm lại toàn bộ. Phần di chỉ, còn có một cây hương bằng đá xanh: Thạch trụ hương. Cây hương cao gần 2m. Trên đỉnh cây hương có hình một bông sen đang nở. Cây hương có tiết diện vuông 4 mặt, rộng 30 phân, dụng vào năm 1719 (Vĩnh Thịnh thập ngũ niên 1705 - 1728 nhà Hậu Lê).

Trong hệ thống đình, chùa của xã hương lạc, khu vực đình chùa Tự Vàng được coi là trung tâm của vùng, đặt trên đất Rồng mẹ, in đồi Rừng Đình. Hiện nay, đình chùa đều không còn. Duy nhất chỉ còn lại một tấm bia hậu, dựng năm “Gia Long lục niên” - 1807, thời Nguyễn Tây Sơn (1802 - 1819). Trên bia là tên những người góp hậu cho đình, chùa.

Qua các thế hệ được truyền miệng đến nay, đình ở đây là đình Cả. Đình Cả có 36 cửa đình, từ Bảo Đài tới đây đều thờ vị thần đình Cả, gọi là Đức thượng đẳng họ Trần. Hằng năm, vào ngày mồng 10/8 (Âm lịch) cả xã mở hội mùa thu. Các nơi đều phải rước bài vị về đình Cả, đón Đức thượng đẳng về đình làng mình mở hội. Có lẽ với vị trí quan trọng đó, đình Cả còn được gọi là đình Thượng và là nơi bảo quản hòm sắc của cả 36 cửa đình trong vùng.

Ngoài các ngày lễ hội, trên đất Tổ Rồng nhân dân Hương Lạc còn tham gia ngày lễ hội ở đền Cần (xã Hương Sơn ngày nay), vì trước đây nằm trong Tổng Cần Dinh, cùng chung đơn vị hành chính. Người dân trong tổng Cần Dinh thường truyền cho nhau câu chuyện: Đền Cần thờ hai vị tướng có công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, làm nên chiến thắng Chi Lăng, Cần Trạm - Hố Cát - Xương Giang: chấm dứt 20 năm đô hộ của giặc Minh. Nhân dân Cần Dinh biết ơn hai vị tướng, đã lập đền để hương đăng thờ phụng. Theo truyền thuyết của bà con Hương Sơn, thì hai vị tướng này là hai anh em dể, được tạc tượng gỗ để thờ ở đền Cần. Tượng người anh tô mặt đỏ, tên thần là “Địch cát ghi hi đế quân”. Tượng người em tô mặt trắng, tên thần là “Phù chính hiệu linh đế quân”. Đền Cần ở về phía tây thành Cần Trạm hiện không còn dấu vết.

アクセス中: 8,208
1日当たりのページのアクセス回数: 40
1週間当たりののページのアクセス回数: 341
1か月当たりのページのアクセス回数: 673
1年間当たりのページのアクセス回数: 3,933
ページのアクセス回数 : 13,951